Tác dụng của dầu mè với con người từ lâu đã được nhiều người biết đến. Do vậy nó rất được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Với công nghệ hiện đại ngày nay Dầu mè được nghiên cứu để ứng dụng rộng rãi trong y học, đặc biệt là trong điều trị khô mũi.
1. Chức năng của mũi và nguyên nhân gây khô mũi
Mũi là 1 trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể có tác dụng: Ngửi, làm sạch không khí, làm nóng không khí, làm ẩm không khí, thêm nitơ oxit cho phổi. Tuy nhiên do 1 số tác động từ các yếu tố bên ngoài làm cho chức năng của mũi bị suy giảm điển hình là tình trạng khô mũi:
Một số nguyên nhân gây khô mũi:
- Môi trường: ô nhiễm, thay đổi thời tiêt,
- Tuổi tác: tuổi càng cao nguy cơ bị khô mũi càng cao
- Bệnh: khô mũi là 1 trong những triệu chứng thường gặp trong viêm mũi, viêm xoang,...
- Trị liệu: Một số trường hợp phải dùng máy thở cũng gây nên tình trạng khô mũi nghiêm trọng
Khô mũi là triệu chứng rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn nhưng rất ít người biết phải làm gì với nó. Ngày nay, việc sử dụng Dầu mè trong điều trị khô mũi đang ngày càng phổ biến tại các nước Châu Âu bởi hiệu quả và tính an toàn.
2. Sự khác nhau giữa Dầu mè thông thường và Dầu mè tinh chế
Thành phần chủ yếu trong dầu mè là các axit béo : axit linoleic (41%), axit oleic (39%), axit palmitic (8%), axit stearic (5%).
Ngoài ra trong dầu mè còn có nhiều chất như mangan, sắt, kẽm, canxi, vitamin B6, phốt pho, magie, tryptophan, vitamin K …
Khi ứng dụng trong y học Dầu mè được tinh chế theo 1 tiêu chuẩn nhất định để thu đươc những hoạt chất có lợi với hàm lượng cao nhất.
So sánh sự khác nhau giữa Dầu mè tự nhiên và Dầu mè tinh chế
theo tiêu chuẩn Dược điển Châu Âu
3. Công dụng của Dầu mè trong điều trị khô mũi
- Acid béo như: Linoleic 42.3%, Oleic Acid 39.9%, Palmitic 10.1%, Stearic 5.4% trong Dầu mè có tác dụng giữ ẩm, khôi phục và bảo vệ tế bào niêm mạc mũi bị tổn thương do khô và viêm.
- Vitamin E với hàm lượng cao trong Dầu mè có tác dụng chống oxy hóa, giữ ẩm niêm mạc mũi, nuôi dưỡng tế bào trong niêm mạc mũi được khỏe mạnh
- Một số thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy rằng sử dụng Dầu mè cho hiệu quả hơn sử dụng nước muối đẳng trương trong điều trị khô mũi. Ngoài ra Dầu mè còn hỗ trợ cơ thể phòng vệ tự nhiên chống cảm lạnh cảm cúm.
Theo thống kê 70% số mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng đường mũi do đó bảo vệ mũi khỏe mạnh cũng có thể tránh được nguy cơ bị nhiễm bệnh và hạn chế khả năng lây lan.
DS Thúy Loan